Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2010

ÔNG TỔ HỌ TRẦN- NGƯỜI LÊN KẾ HOẶCH HÀNH PHƯƠNG NAM


Bấy lâu nay, khi nói về vùng đất phương Nam, mọi người thường gắn liền với công trạng của các vua quan triều Nguyễn.Lê Văn Duyệt, Nguyễn Hữu Cảnh ... là những vị quan thường được nhắc tới. Phải thôi! Đó là ngững con người trực tiếp khai phá . Có một chi tiết mà mọi người ít biết. Nếu có biết cũng quên mất rồi!...! Thật ra, Người chỉ ngón tay về phía Nam là các vua Trần. Ý tưởng “ Hành phương Nam là do các vị vua của Nhà Trần nhen nhóm lên. Bắt đầu từ việc đem một “ Cây quế” đổi cho “thằng Mán” “ Thằng Mường” nó leo. Khi công chúa Huyền Trân nước mắt lưng tròng, chảy vào trong tâm, can, tỳ phế thận cho nỗi đau dịu ngọt, cắn răng chia tay với người tình Khắc Chung, xếp một vải lụa hồng vào hành trang, từ biệt mọi người để đem thân đổi lấy vùng đất Thuận Hóa là VẠCH xuất phát của quá trình mở cõi đất phương Nam? Vào Nam, cùng đi theo bước chân hồng nhan ấy là những con người của xứ ngũ Quãng, họ không mang xách thứ gì hữu hình được thì mang theo cả một sự hoài niệm về cố hương. Một nếp nhà vườn, một vài tập quán quê nhà. Liêu xiêu và câu hát ru con là hành trang chính để lần về phía Nam kiếm sống. Dựng nghiệp, tùy vào mỗi nơi, mỗi chỗ, ta thấy đâu đâu cũng có những bản sao mờ nhạt của một miền quê nghèo khổ trên vùng đất mới. Khi ẩn, khi hiện…Gặp cư dân bản địa là người Khơmer hiền hòa chân chất, gặp người Minh Hương chạy tránh sự săn đuổi của triều đình nhà Thanh…. Ba, bốn cái sự “ chạy” gặp nhau, hòa vào nhau, tạo nên một bản sắc văn hóa đặc thù: Văn hóa Nam bộ .Người Nam bộ, “ Ninh thọ tử, bất ninh thọ nhuc”, không quen nói nhiều, “làm”, “ mần” cái đã rồi hãy nói. Chính cái “ mần”, cái “ làm” đó đã tạo nên chất keo kết dính, một sức mạnhthần kỳ phá vỡ những trở ngại phía trước thay cho vũ khí là lưỡi gưom bén đất Thăng Long. Cần gì gươm bén để đánh dẹp! Có khi, gươm bén không làm được việc, khi mà hoàn cảnh mới không có chỗ cho nó phát huy tác dụng. Lớn lên bằng việc” làm” và “ mần”, đi cùng với cơ cực là người bạn đồng hành, thử hỏi làm sao mà họ nhìn đời bằng những gam màu tương sáng được? Âm hưởng của bài ca vọng cổ buồn là phải thôi. Những bài “Nam ai, Bắc oán , lý con sáo, … là tiếng lòng của những con người ở đây đó thôi. …
Nói gì thì nói, các vua nhà Trần mới chính là tác giả của kế họach Nam tiến. Lấy một người thân cành vàng lá ngọc là công chúa Huyền Trân để đổi lấy hai châu Ô và Lý là bước mở màn cho cuộc hành trình mở cõi. Sự thật lịch sử là như vậy. Điều không thể chối bỏ hay phủ nhận được họ nhà Trần, ngoài công trận trong cuộc chiến 3 lần chống quân Nguyên còn có công trong việc dựng nước. Công nầy lớn cũng không kém gì công giữ nước ?

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ